Thực hiện việc phân loại rác thải có vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, đóng góp vào việc giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, yếu tố độc hại và nguy hiểm. Ngoài ra, phân loại chính xác còn giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí cho các hoạt động thu gom và xử lý rác thải.
1.Phương pháp phân loại rác tại nguồn.
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….
- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,…), các lo
2.Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.
- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
3.Phương pháp thu gom rác
Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).
Thu gom rác khó phân hủy
- Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
- Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,..
Những biện pháp xử lý rác thải hiện nay
1. Phương pháp đốt rác thải
Phương pháp thiêu đốt rác thải sử dụng công nghệ hiện đại. Đối với cách xử lý này, có 2 loại lò đốt là:
- Lò đốt có công suất cao sử dụng năng lượng để thiêu đốt rác thải
- Lò đốt công suất nhỏ không sử dụng năng lượng.
Tuy nhiên, để phương pháp này đạt hiệu quả cao thì cần thực hiện tốt khâu phân loại, xử lý rác thải. Vì rác thải có nhiều thành phần rất khó cháy hoặc có độ ẩm lớn.
2. Biện pháp chôn lấp rác thải
Phương pháp chôn lấp rác thải hiện nay đang rất phổ biến, được nhiều nước áp dụng, bởi cách thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
Với biện pháp xử lý này, rác thải cần được tập trung đúng nơi quy định, đảm bảo hợp vệ sinh, cách xa khu vực dân cư để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
3. Sử dụng biện pháp ủ hóa sinh học
Biện pháp này được áp dụng với những chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy cao. Các bước xử lý diễn ra lần lượt:
Bước 1: Tiến hành loại bỏ nước trong rác thải
Bước 2: Kiểm soát độ ẩm của rác thải để xuất hiện tình trạng hiếu khí
Bước 3: Xuất hiện qúa trình oxy hóa tại hầm ủ. Qúa trình phân hủy hoàn thành.
Sử dụng công nghệ sinh hóa tiên tiến để xử lý rác thải
- Phương pháp xử lý rác thải tiên tiến này có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Xử lý tương đối mùi hôi, nước thải từ rác thải ra môi trường
- Áp dụng phương pháp ủ liên hoàn
- Thời gian ủ rác diễn ra nhanh, luân hoàn trong vòng 90 – 100 ngày
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, xử lý…
- Có thể sử dụng rác thải hữu cơ sau khi đã hoại mục để làm phân bón trong nông nghiệp.
- Phân loại các chất thải rắn để tái sử dụng một cái dễ dàng
- Giúp tiết kiệm nhiên liệu bằng việc đốt các rác thải khô.
Nguồn: Tổng hợp